10 tật nên tránh khi phát biểu trước công chúng 0.4443615_1_1

Nói
trước công chúng có thể là chướng ngại tệ hại nhất của mỗi người. Sau
đây là những lời khuyên để giúp bạn khỏi biến bài phát biểu của mình
thành cơn ác mộng, được trích trong quyển “10 Simple Secrets of the
world’s greatest business”. Tác giả đưa ra những thói quen tệ hại nhất
mà ta cần tránh nếu bạn muốn phá vỡ những rào cản giữa người nói và
người nghe.


Ăn mặc luộm thuộm

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng đến cách ăn mặc. Tỷ phú
Donald Trump khi chơi golf vẫn mặc chỉnh tề như một tỷ phú chính hiệu.
Thực tế cho thấy nhiều doanh nhân ăn mặc thấp dưới địa vị xã hội của
họ.Họ xuất hiên trước công chúng trong bộ vest tồi tàn, không hơn gì
những người có địa vị kém khác. Nếu bạn không biết cách ăn mặc đúng mực
thì hãy nhờ người khác hỗ trợ.

Bồn chồn luôn cử động, lắc lư

Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ để các cử chỉ vặt vãnh
chiếm hũ mình, họ không bao giờ vặn bàn tay, mân mê thứ gì đó trên tay
lắc lư cơ thể khi phát biểu. Tất cả những hành động này tố cáo bạn đang
căng thẳng bất an và không tự tin. Giải pháp đơn giản là tuyệt đối tránh
những hành động trên. Hãy xem lại đoạn băng ghi hình của một buổi phát
biểu của bạn để sửa chữa.

Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn

Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ đọc theo bản thảo viết
sẵn, hay lệ thuộc vào slide power Point. Trong khi thỉnh thoảng bạn có
thể nhìn vào những điểm nhấn như gạch đầu dòng thì cần tuyệt đối tránh
phát biểu theo kiểu đọc bài, phát biểu kiểu này sẽ giết chết mối quan hệ
giữa diễn giả và người nghe. Hãy nhồi nhét những ý chính vào đầu trước
khi phát biểu. Tổng giám đốc công ty Apple Steve Jobs làm rất tốt việc
này.

Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả

Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu rất rõ tiếp xúc bằng mắt là công
cụ quan trọng để xây dựng niềm tin. Sự tín nhiệm và mối quan hệ. Có quá
nhiều doanh nhân khi phát biểu trước khán giả mà cứ nhìn vào mọi thứ
(trần nhà, máy tính) trừ ánh mắt của họ. hãy nhìn vào ánh mắt của khán
giả ít nhất 90% thời gian phát biểu. liếc vào bản ghi chú hay lide vài
giây mỗi lần là đủ. Bạn nhớ là mình đang nói chuyện với khán giả, chứ
không phải là vật thể nào khác.

Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn tập dượt trước những bài phát biểu
quan trọng vì phần đông bài phát biểu thất bại là do không tập dượt
trước.

Hãy học bài học của tổng giám đốc công ty Cisco John Chambers ông bỏ ra
nhiều giờ tập dượt trước những phần quan trọng của bài phát biểu, sử
dụng slide thuyết minh thành thạo và cả xác định trước phạm vi di chuyển
khi diễn thuyết.

Đứng yên như pho tượng

Những nhà diễn thuyết xuất chúng không đứng yên như lính chào vì làm như
vậy bài phát biểu của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó họ di chuyển
qua lại, sử dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực, không lạm dụng, quá
đà giọng nói và cử chỉ của họ rất linh hoạt.

Lạm dụng slide

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn đánh giá cao khả năng tiếp thu của
khán giả. Họ không đọc từng chữ trên slide và hiểu slide chỉ là công cụ
hỗ trợ cho lời nói chứ không thể thay lời nói. Đừng viết quá nhiều từ
trên slide mà chỉ tối đa 6 hàng với mỗi hàng 4 từ là đủ. Nếu cần tô thêm
màu để nhấn mạnh, phần còn lại để cho khán giả.

Nói dông dài

Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu sức mạnh của 1 bài phát biểu ngắn
gọn, rõ ràng và cô đọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần
sự tập trung khi bài nói dài quá 18 phút. Tiếc thay, nhiều doanh nhân cứ
tưởng rằng, nói càng dài khán giả càng tiếp thu tốt. Lời khuyên là bạn
không nên bỏ ra 5 phút để nói những điều có thể nói gọn trong 30s. Ngay
cả nói chuyện điện thoại, chat và email cũng nên ngắn gọn.

Không tạo được không khí phấn khích

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn biết cách huy động sự chú ý của
khán giả từ lúc mới bước vào cửa và khán giả thường nhớ những gì họ phát
biểu từ đầu đến cuối. Hãy giao lưu với khán giả mỗi khi có triệu chứng
gà gật xuất hiện. Đây là cách cho khán giả tham gia vào bài phát biểu
của mình để tạo không khí.

Kết thúc bài phát biểu 1 cách nhạt nhẽo


Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn dành cho phần kết bài phát biểu
một ý mới thú vị chưa đề cập trong bài. Nghiên cứu cho thấy, không phải
phần giữa bài phát biểu giữa bài phát biểu thường dùng để chuyển tải
những ý quan trọng mới lưu lại cho người nghe mà chính phần kết thúc mới
được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản
lĩnh của diễn giả.

(st)